Tiêm filler má có hại không? Ảnh hưởng như thế nào

5/5 - (1 bình chọn)

Tiêm má filler xong bạn có thể gặp phải tình trạng sưng, đau và bầm tím ở má. Tuy nhiên, đây đều không phải là tác hại của tiêm filler má mà chỉ là tác dụng phụ thường gặp. Sau 3 ngày, nếu các dấu hiệu này không có sự cải thiện thì mọi việc sẽ xoay chuyển theo chiều hướng khác. Lúc này, bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để biết được tiêm filler má có hại không.

Tiêm filler má là tiêm chất gì?

Nhắc đến filler chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ với phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn này. Thế nhưng liệu bạn đã biết tiêm filler má là tiêm chất gì và chất đó có an toàn với cơ thể hay không?

Filler hay còn được gọi là chất làm đầy. Đây một sản phẩm được cấu tạo từ HA và có dạng gel. Sau khi được sử dụng, filler sẽ có thể gia tăng thể tích gấp nhiều lần thể tích ban đầu. Chính vì thế, việc bơm filler vào dưới mô da sẽ giúp làm đầy da một cách hiệu quả, khiến da căng bóng hơn và thực hiện trẻ hoá da từ sâu bên trong. 

Filler HA được sử dụng cho người từ 18 tuổi trở nên là có thể tiêm ở nhiều vùng cơ thể khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là tiêm filler ở mặt (má, mắt, trán, rãnh cười, cằm, môi, mũi…). Một trong những ứng dụng nổi bật của filler chính là tiêm tạo hình má baby và làm đầy má hóp tự nhiên. Phương pháp đã được kiểm chứng về độ an toàn và tính hiệu quả.

Tiêm filler má có hại không? Ảnh hưởng như thế nào

Quy trình tiêm filler má đạt chuẩn

Để không bận tâm về tác hại của tiêm filler má, bạn sẽ cần có một quy trình thẩm mỹ đạt chuẩn. Vậy tiêm filler sẽ gồm các bước cơ bản nào? Hãy cùng với Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu bạn nhé.

  • Bước 1: Thăm khám để có đánh giá tình trạng da và chỉ định liệu trình tiêm filler má phù hợp nhất.
  • Bước 2: Làm sạch toàn bộ vùng mắt, má sau đó sát trùng cho da để tránh da bị nhiễm khuẩn khi thực hiện bơm filler vào má.
  • Bước 3: Tiến hành vô cảm bằng thuốc tê tại chỗ, lựa chọn này sẽ mất khoảng 20 phút. Nếu không có nhiều thời gian, bác sĩ có thể tiêm tê trực tiếp.
  • Bước 4: Bác sĩ chuyên khoa chuẩn bị dụng cụ tiêm filler và khách hàng sẽ được chụp ảnh để lưu hồ sơ điều trị.
  • Bước 5: Tiến hành bơm filler vào má với liều lượng phù hợp, điểm tiêm chính xác. Lực bơm kim nhẹ nhàng để tránh cho filler bị dịch chuyển đến các vị trí khác.
  • Bước 6: Sát trùng da sau tiêm filler, nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 phút để theo dõi phản ứng bất thường. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và tư vấn giải pháp chăm sóc tại nhà…

Nhìn chung, tiêm filler má là thủ thuật thẩm mỹ tốn rất ít thời gian. Bao gồm cả thời gian thực hiện và phục hồi da. Bạn sẽ chỉ mất khoảng 15 phút để hoàn thành thủ thuật và filler sẽ ổn định chỉ sau khoảng 5 ngày. Với filler, bạn sẽ không cần nghỉ dưỡng hay kiêng cữ quá mức. Chỉ cần chăm sóc da theo những gì được bác sĩ chỉ dẫn để có thể giúp da phục hồi tốt, nâng cao hiệu quả trẻ hoá da và tạo hình má.

Tiêm filler má có hại không?

Tác hại của tiêm filler má hầu như rất hiếm gặp. Xảy ra chỉ ở khoảng chưa đến 2% các ca tiêm filler đã được thực hiện. Ghi nhận nhiều nhất là biến chứng do tự ý tiêm filler tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ tiêm filler má kém chất lượng, được cung cấp bởi các Spa hay thẩm mỹ viện cỏ.

Một số lưu ý cần thiết nếu như bạn đang muốn tiêm filler cằm:

Nói không với filler vĩnh viễn

Tác hại của tiêm filler má thường xuất hiện với filler vĩnh viễn. Bởi sau khi được bơm vào cằm, filler dạng này sẽ nằm ở đó mãi mãi, không có cách nào tự phân huỷ. Do đó, khả năng bị kích ứng là rất cao, có thể là sau một vài năm. Lúc này, chúng ta bắt buộc sẽ phải thực hiện nạo vét filler. Thủ thuật này sẽ khá đau, mất nhiều thời gian và tiềm ẩn tác hại của tiêm filler má chính là các vết sẹo xấu.

Tiêm filler má có hại không? Ảnh hưởng như thế nào

Tiêm quá nhiều filler cho má

Filler có khả năng gia tăng thể tích tự nhiên. Chính vì thế, nếu bạn không cân đối được lượng filler phù hợp thì nguy cơ gặp biến chứng sẽ là rất cao. Cùng liệt kê một số tác hại của tiêm filler má quá liều nhé:

  • Má của bạn có thể bị biến dạng, giống như con rắn hổ mang.
  • Bạn có thể cảm nhận thấy có filler bên trong má, má lổn nhổn.
  • Mặt mất cân đối khi filler được dùng không đều giữa hai bên mặt.
  • Filler bị tràn đến các vị trí khác hoặc bị chèn, tắc mạch máu…

Nói chung, tiêm filler má quá nhiều không khiến bạn đẹp hơn. Do đó, bác sĩ sẽ thường bắt đầu kế hoạch làm đẹp với lượng filler nhỏ sau đó căn cứ vào tình hình mà bổ sung thêm filler để tránh làm biến dạng mặt và phòng tránh tác hại của tiêm filler má.

Tiêm filler cần đúng kỹ thuật

Có không ít người cho rằng tiêm filler má đơn giản và tự mua sản phẩm để tiêm tại nhà. Hậu quả là má biến dạng, mặt méo mó sưng phù, nhiễm trùng và hoại tử da xảy ra. Cuối cùng lại phải đến gặp bác sĩ để xử lý tác hại của tiêm filler má mà không biết da có thể phục hồi nguyên trạng hay không.

Tiêm filler má có hại không? Hãy luôn nhớ rằng, tác hại tiêm filler sẽ xảy ra nếu như chúng ta không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Không phải ai mặc áo bác sĩ cũng trở thành bác sĩ tiêm filler bạn nhé. Nếu tiêm không đúng lớp, tiêm không đúng vị trí, tiêm không đúng tốc độ đều có thể khiến thẩm mỹ gặp thất bại.

Tiêm filler liên tiếp trong thời gian ngắn

Bên cạnh tiêm filler quá nhiều thì tiêm filler liên tiếp cũng là một cách lạm dụng filler. Thông thường, filler sẽ tự tan sau khoảng 9-12 tháng và da sẽ dần dần trở về trạng thái trước tiêm. Do đó, nếu muốn tiêm bổ sung filler vào cằm bạn cũng sẽ cần đợi sau khoảng thời gian này mới có thể thực hiện. Việc tiêm filler tiêm tiếp chỉ sau một vài tháng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo dõi các phản ứng bất thường của cơ thể

Sau tiêm filler, bạn sẽ phải nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút để theo dõi phản ứng bất thường có thể xảy ra. Sau đó, bạn có thể ra về và làm việc như bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên khách hàng nên dành 24h đồng hồ để nghỉ ngơi hoàn toàn. Điều này sẽ giúp vết thương của bạn chóng lành hơn và không làm ảnh hưởng đến việc định hình dáng cằm.

Tiêm filler má có hại không? Ảnh hưởng như thế nào

Tuân thủ yêu cầu dùng thuốc và chăm sóc tại nhà của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Theo dõi sức khoẻ trong ít nhất 7 ngày sau tiêm và cần thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Sưng đau nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Má bị cứng đơ làm ảnh hưởng đến biểu lộ cảm xúc.
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống, cười nói sau khi tiêm filler má.
  • Xuất hiện các ổ áp xe ở vùng má, tổn thương lâu lành và tiết dịch mủ.
  • Dấu hiệu tụ máu dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử da.
  • Tình trạng da nổi mẩn, nổi ban và ngứa liên tục.
  • Ảnh hưởng đến các vùng da khác, nhất là khi bạn cảm thấy mặt bị suy giảm thị lực…

Có thể thấy, tiêm filler má là giải pháp an toàn và nhanh chóng để giúp chúng ta sớm sở hữu gương mặt đẹp. Tuy nhiên, tác hại của tiêm filler má vẫn có thể tiềm ẩn nếu như chúng ta đặt lòng tin sai chỗ, sai người. Và với việc tràn lan các dịch vụ tiêm filler trên thị trường thì khách hàng cần chú ý lựa chọn cho mình địa chỉ tiêm filler uy tín, vì sự an toàn của chính mình.

Ngay lúc này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với phòng khám Dr.thaiha để được tư vấn tiêm filler má có hại không và có các giải pháp phòng tránh tác hại của tiêm filler má cho chính mình. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5